Nghe tin người trồng tiêu ở huyện Chư Sê (Gia Lai) đã trồng thành công giống tiêu Vĩnh Linh với năng suất từ 6 đến 10 tấn hạt tiêu khô/vụ và xây dựng được thương hiệu “Tiêu Chư Sê” nổi tiếng, tranh thủ mấy ngày nghỉ cuối tuần, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) Nguyễn Công Phán gọi điện rủ tôi theo đoàn cán bộ huyện, nông dân các xã vùng trọng điểm cây công nghiệp của huyện đi Gia Lai để xem người trồng tiêu xứ cao nguyên có “phép thần thông” gì mà làm được điều kỳ diệu đó. “Xem để mà học họ may ra phục hồi, cải tạo được giống tiêu Cùa, nếu không chẳng bao lâu nữa loại cây đặc sản này chỉ còn trong ký ức”, đồng chí Nguyễn Công Phán nói. Thế là chúng tôi lên đường.
Theo đường Hồ Chí Minh, chúng tôi vượt đèo Lò Xo, lên Đak Gley, qua Kon Tum rồi về Playcu để gặp kỹ sư Phạm Hữu Hùng, để được nghe hướng dẫn kỹ thuật dùng chế phẩm sinh học thế hệ mới mang nhãn hiệu chế phẩm sinh học “vườn sinh thái”, một sản phẩm dinh dưỡng cao cấp được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên bằng công nghệ nano tiên tiến, chế phẩm sinh học "vườn sinh thái ' cung cấp cho cây trồng những thành phần dinh dưỡng đặc biệt thiết yếu giúp cây trồng tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, trao đổi chất và chống chịu được thời tiết khắc nghiệt như nắng hạn, giá rét, ngập úng, đồng thời có khả năng đề kháng tốt với các loại sâu bệnh.
Do có hẹn trước, nên chúng tôi đến Chư Sê đã được anh Trần Ngọc Huấn, Phó Chủ tịch UBND huyện và anh Nguyễn Hữu Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê đón đợi. Sau vài phút chào hỏi xã giao, chúng tôi được đưa đến ngay vườn tiêu theo mô hình ICM của gia đình ông Đồng Quốc Bảo ở xã Albá, được thực hiện theo đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP tại Gia Lai” do Viện KHKT NLN Tây Nguyên và Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Gia Lai chủ trì.
Chúng tôi được biết, ông Bảo nguyên là giám đốc một công ty xây dựng làm ăn rất phát đạt ở Hải Phòng, nhưng khi về hưu, một mình ông chuyển ngay hộ khẩu vào Chư Sê để theo nghề trồng tiêu, vì đó là ước vọng từ lâu mà ông từng đeo đuổi. Là một người cởi mở, thân thiện, ông Bảo sôi nổi hướng dẫn mọi người đi thăm vườn tiêu, vừa đi vừa giới thiệu cách đầu tư thâm canh của mình để tạo dựng nên một vườn tiêu sum suê đầy sức sống này.
Chúng tôi được biết, ông Bảo nguyên là giám đốc một công ty xây dựng làm ăn rất phát đạt ở Hải Phòng, nhưng khi về hưu, một mình ông chuyển ngay hộ khẩu vào Chư Sê để theo nghề trồng tiêu, vì đó là ước vọng từ lâu mà ông từng đeo đuổi. Là một người cởi mở, thân thiện, ông Bảo sôi nổi hướng dẫn mọi người đi thăm vườn tiêu, vừa đi vừa giới thiệu cách đầu tư thâm canh của mình để tạo dựng nên một vườn tiêu sum suê đầy sức sống này.
Theo sự hướng dẫn của kỹ sư Hùng, chúng tôi đến thăm vườn tiêu của gia đình anh Trần Long Quân ở xã Đak Taley, huyện Mang Yang, một người vừa mới từ miền Bắc vào đây lập nghiệp chưa đầy 5 năm. Trước đây anh Quân chưa trồng tiêu mà chỉ trồng khoai mì, dưa hấu để nuôi sống gia đình.
Kỹ sư Hùng cho biết, nhiều nông dân trên địa bàn Gia Lai đưa chế phẩm sinh học " vườn sinh thái " này vào ứng dụng chăm bón cho cây tiêu đã mang lại những kết quả trên cả mong đợi, không chỉ tăng năng suất và chất lượng sản phẩm mà chế phẩm sinh học còn có tác động tích cực đến môi trường, giảm thiểu việc đưa phân bón hóa học vào canh tác cây hồ tiêu lợi ít, hại nhiều.
Khi nhận thấy vùng đất Tây Nguyên rất phù hợp với cây hồ tiêu, nhưng nhiều người vẫn chưa giàu lên bởi loại cây đặc sản này do giá cả hạt tiêu lúc đó quá thấp, anh nghĩ ngay đến việc trồng tiêu theo hướng sinh thái chi phí thấp dùng chế phẩm sinh học vườn sinh thái để giảm giá thành sản phẩm. Và bằng ý chí của mình, anh đã san đồi, đào hố, tự mình xây trụ để trồng tiêu, hy vọng một ngày nào đó giá hồ tiêu lên có thể làm giàu, còn không, với cách trồng tiêu chi phí thấp này anh vẫn có thể sống được nhờ khai thác tiềm năng đất đai, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và phân bón sinh học để đầu tư thâm canh.
Và điều may mắn đã đến, hai năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá, từ 30.000 đồng/kg hạt tiêu khô đã tăng lên trên 100.000 đồng/kg, với diện tích gần 1 ha mỗi năm gia đình anh thu được trên 6 tấn hạt tiêu khô, với giá bán như hiện nay gia đình anh đã giàu lên nhờ cây tiêu và anh đang tiếp tục mở rộng diện tích. Anh Quân cho biết, do điều kiện thời tiết phù hợp nên việc phát triển cây hồ tiêu ở Tây Nguyên rất thuận lợi. Tuy nhiên việc thâm canh vẫn là yếu tố quyết định cho năng suất và chất lượng cây trồng. Anh Quân tận tình hướng dẫn chúng tôi cách đầu tư, chăm bón, chọn giống, xây trụ như thế nào cho hiệu quả và giá thành rẻ nhất, chi phí thấp nhất để dù hạt tiêu khô có hạ giá đến mức nào vẫn không bị lỗ vốn.
Theo anh, việc xây trụ xi măng làm choái leo cho cây tiêu chỉ phù hợp với vùng đất có khí hậu ôn hòa, chủ động được nguồn nước tưới và không nên mạo hiểm áp dụng ở vùng khí hậu gió Lào nắng nóng như Quảng Trị. Cây tiêu là loại cây vô cùng nhạy cảm, chỉ cần dưới tác động của nắng nóng liên tục kèm theo gió to là làm thân tiêu dễ bong ra khỏi choái, nếu không chết khô cũng xoắn thân rất khó phát triển và tạo điều kiện cho các loại bệnh xâm nhập gây hư hỏng. Phân bón cho hồ tiêu quan trọng nhất vẫn là phân hữu cơ, các loại phụ phẩm của nông nghiệp.
Đặc biệt gần một năm nay, được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông địa phương, anh đã dùng chế phẩm sinh học vườn sinh thái để bón cho tiêu. Loại chế phẩm sinh học này do được tổng hợp bởi các chất khoáng đa, trung vi lượng như N,P,K, Ca,Zn, Cu, Fe, Mg, Mo, Bo…, các enzim hoạt tính sinh học, các vitamin và đặc biệt là 21 loại acid amin (amino acids) rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tiêu, chế phẩm sinh học làm cho cây khỏe mạnh, tăng cường khả năng đề kháng với sâu bệnh, chịu đựng tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhờ thâm canh và ứng dụng các tiến bộ khoa học như chú trọng bón phân sinh học cụ thể là chế phẩm sinh học " vườn sinh thái ", không sử dụng phân hóa học nên năng suất cây trồng rất ổn định, sản phẩm an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn GAP nên giá trị xuất khẩu cao.
Chúng tôi mải mê đi dưới vườn tiêu xanh tốt và đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của người nông dân đất Bắc trên cao nguyên lộng gió, mừng cho anh đã chọn được bến đậu bình yên trên vùng đất mới giàu tiềm năng và cũng không ít khó khăn này. Trên đường về thị trấn Chư Sê, chúng tôi đã ghé thăm vườn tiêu của anh Tạ Hữu Dương ở làng Búi, xã Mngoong, một vườn tiêu xanh tốt, trĩu quả, ít bị sâu bệnh do chủ nhân đã đưa chế phẩm sinh học vào thâm canh từ đầu năm nay. Quả thật có đi đến nơi mới thấy cách trồng tiêu của người dân Tây Nguyên khác xa cách trồng tiêu của xứ mình, không chỉ quy mô, cách đầu tư thâm canh mà sự say mê cũng khác.
Điều thú vị là toàn bộ hơn 2 ha hồ tiêu của ông chủ yếu được trồng bằng giống tiêu Vĩnh Linh lá nhỏ, ông cho rằng đây là giống ưu việt nhất không chỉ ở Chư Sê mà toàn vùng Tây Nguyên đều rất tín nhiệm do năng suất cao, chống chịu được thời tiết khắc nghiệt và ít bị bệnh. Nhìn vườn tiêu của ông mà lòng chạnh buồn khi nghĩ đến những vườn tiêu xơ xác ở quê nhà. Vẫn những cây choái đơn sơ, nhỏ bé, loại cây keo dậu Cu ba rất quen thuộc nhưng cây nào cây ấy đều bị phủ trùm bởi những thân tiêu đầy cành quả (tay tiêu) vươn dài che khuất cả lối đi.
Ông Bảo cho rằng, dùng choái bằng cây keo dậu không chỉ không tàn phá môi trường (do ở Tây Nguyên người dân chủ yếu chặt cây cà chít loại cây lấy gỗ quý hiếm để về làm trụ tiêu) mà giá thành đầu tư thấp và đây là cây thuộc họ đậu không cạnh tranh thức ăn với hồ tiêu. Chỉ hai năm sau khi gieo hạt là keo dậu đã có thể vững vàng làm trụ đỡ cho tiêu, tiêu leo đến đâu chặt cành nhánh đến đó, không nên để quá cao trụ vừa yếu vừa khó khi thu hoạch, chỉ nên để tiêu leo từ 3,5 mét trở xuống là vừa.
Để chống gió lay, ông Bảo cho chằng dây thép neo từ cây này qua cây khác rồi đóng trụ xuống đất rất chắc chắn, “dù có gió cấp 9, cấp 10 cũng vẫn an toàn” ông nói. Còn chúng tôi, những người “đi học” cách trồng tiêu nên lấy đây là một kinh nghiệm cần áp dụng trong việc phát triển cây hồ tiêu ở vùng nắng gió quê mình.
Trước khi chia tay, ông Bảo còn đưa cho chúng tôi bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật ủ các phụ phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, vỏ cà phê, vỏ trấu bằng chế phẩm trichoderma làm phân bón cho hồ tiêu. Lại một lần nữa ông khẳng định, không nên quá lạm dụng phân hóa học để bón cho hồ tiêu giá đầu tư cao là lại mau hư đất. Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP là cách làm hiệu quả nhất đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững và theo ông thực hiện quy trình này vừa giảm chi phí, vừa có lợi cho môi trường mà giá trị gia tăng của sản phẩm cũng tăng lên. Thương hiệu tiêu Chư Sê đã được xây dựng nhưng để giữ nó phải bắt đầu từ nhận thức và ý thức vì cộng đồng của tất cả mọi người.
Khi nhận thấy vùng đất Tây Nguyên rất phù hợp với cây hồ tiêu, nhưng nhiều người vẫn chưa giàu lên bởi loại cây đặc sản này do giá cả hạt tiêu lúc đó quá thấp, anh nghĩ ngay đến việc trồng tiêu theo hướng sinh thái chi phí thấp dùng chế phẩm sinh học vườn sinh thái để giảm giá thành sản phẩm. Và bằng ý chí của mình, anh đã san đồi, đào hố, tự mình xây trụ để trồng tiêu, hy vọng một ngày nào đó giá hồ tiêu lên có thể làm giàu, còn không, với cách trồng tiêu chi phí thấp này anh vẫn có thể sống được nhờ khai thác tiềm năng đất đai, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và phân bón sinh học để đầu tư thâm canh.
Và điều may mắn đã đến, hai năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá, từ 30.000 đồng/kg hạt tiêu khô đã tăng lên trên 100.000 đồng/kg, với diện tích gần 1 ha mỗi năm gia đình anh thu được trên 6 tấn hạt tiêu khô, với giá bán như hiện nay gia đình anh đã giàu lên nhờ cây tiêu và anh đang tiếp tục mở rộng diện tích. Anh Quân cho biết, do điều kiện thời tiết phù hợp nên việc phát triển cây hồ tiêu ở Tây Nguyên rất thuận lợi. Tuy nhiên việc thâm canh vẫn là yếu tố quyết định cho năng suất và chất lượng cây trồng. Anh Quân tận tình hướng dẫn chúng tôi cách đầu tư, chăm bón, chọn giống, xây trụ như thế nào cho hiệu quả và giá thành rẻ nhất, chi phí thấp nhất để dù hạt tiêu khô có hạ giá đến mức nào vẫn không bị lỗ vốn.
Theo anh, việc xây trụ xi măng làm choái leo cho cây tiêu chỉ phù hợp với vùng đất có khí hậu ôn hòa, chủ động được nguồn nước tưới và không nên mạo hiểm áp dụng ở vùng khí hậu gió Lào nắng nóng như Quảng Trị. Cây tiêu là loại cây vô cùng nhạy cảm, chỉ cần dưới tác động của nắng nóng liên tục kèm theo gió to là làm thân tiêu dễ bong ra khỏi choái, nếu không chết khô cũng xoắn thân rất khó phát triển và tạo điều kiện cho các loại bệnh xâm nhập gây hư hỏng. Phân bón cho hồ tiêu quan trọng nhất vẫn là phân hữu cơ, các loại phụ phẩm của nông nghiệp.
Đặc biệt gần một năm nay, được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông địa phương, anh đã dùng chế phẩm sinh học vườn sinh thái để bón cho tiêu. Loại chế phẩm sinh học này do được tổng hợp bởi các chất khoáng đa, trung vi lượng như N,P,K, Ca,Zn, Cu, Fe, Mg, Mo, Bo…, các enzim hoạt tính sinh học, các vitamin và đặc biệt là 21 loại acid amin (amino acids) rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tiêu, chế phẩm sinh học làm cho cây khỏe mạnh, tăng cường khả năng đề kháng với sâu bệnh, chịu đựng tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhờ thâm canh và ứng dụng các tiến bộ khoa học như chú trọng bón phân sinh học cụ thể là chế phẩm sinh học " vườn sinh thái ", không sử dụng phân hóa học nên năng suất cây trồng rất ổn định, sản phẩm an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn GAP nên giá trị xuất khẩu cao.
Chúng tôi mải mê đi dưới vườn tiêu xanh tốt và đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của người nông dân đất Bắc trên cao nguyên lộng gió, mừng cho anh đã chọn được bến đậu bình yên trên vùng đất mới giàu tiềm năng và cũng không ít khó khăn này. Trên đường về thị trấn Chư Sê, chúng tôi đã ghé thăm vườn tiêu của anh Tạ Hữu Dương ở làng Búi, xã Mngoong, một vườn tiêu xanh tốt, trĩu quả, ít bị sâu bệnh do chủ nhân đã đưa chế phẩm sinh học vào thâm canh từ đầu năm nay. Quả thật có đi đến nơi mới thấy cách trồng tiêu của người dân Tây Nguyên khác xa cách trồng tiêu của xứ mình, không chỉ quy mô, cách đầu tư thâm canh mà sự say mê cũng khác.
Điều thú vị là toàn bộ hơn 2 ha hồ tiêu của ông chủ yếu được trồng bằng giống tiêu Vĩnh Linh lá nhỏ, ông cho rằng đây là giống ưu việt nhất không chỉ ở Chư Sê mà toàn vùng Tây Nguyên đều rất tín nhiệm do năng suất cao, chống chịu được thời tiết khắc nghiệt và ít bị bệnh. Nhìn vườn tiêu của ông mà lòng chạnh buồn khi nghĩ đến những vườn tiêu xơ xác ở quê nhà. Vẫn những cây choái đơn sơ, nhỏ bé, loại cây keo dậu Cu ba rất quen thuộc nhưng cây nào cây ấy đều bị phủ trùm bởi những thân tiêu đầy cành quả (tay tiêu) vươn dài che khuất cả lối đi.
Ông Bảo cho rằng, dùng choái bằng cây keo dậu không chỉ không tàn phá môi trường (do ở Tây Nguyên người dân chủ yếu chặt cây cà chít loại cây lấy gỗ quý hiếm để về làm trụ tiêu) mà giá thành đầu tư thấp và đây là cây thuộc họ đậu không cạnh tranh thức ăn với hồ tiêu. Chỉ hai năm sau khi gieo hạt là keo dậu đã có thể vững vàng làm trụ đỡ cho tiêu, tiêu leo đến đâu chặt cành nhánh đến đó, không nên để quá cao trụ vừa yếu vừa khó khi thu hoạch, chỉ nên để tiêu leo từ 3,5 mét trở xuống là vừa.
Để chống gió lay, ông Bảo cho chằng dây thép neo từ cây này qua cây khác rồi đóng trụ xuống đất rất chắc chắn, “dù có gió cấp 9, cấp 10 cũng vẫn an toàn” ông nói. Còn chúng tôi, những người “đi học” cách trồng tiêu nên lấy đây là một kinh nghiệm cần áp dụng trong việc phát triển cây hồ tiêu ở vùng nắng gió quê mình.
Trước khi chia tay, ông Bảo còn đưa cho chúng tôi bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật ủ các phụ phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, vỏ cà phê, vỏ trấu bằng chế phẩm trichoderma làm phân bón cho hồ tiêu. Lại một lần nữa ông khẳng định, không nên quá lạm dụng phân hóa học để bón cho hồ tiêu giá đầu tư cao là lại mau hư đất. Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP là cách làm hiệu quả nhất đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững và theo ông thực hiện quy trình này vừa giảm chi phí, vừa có lợi cho môi trường mà giá trị gia tăng của sản phẩm cũng tăng lên. Thương hiệu tiêu Chư Sê đã được xây dựng nhưng để giữ nó phải bắt đầu từ nhận thức và ý thức vì cộng đồng của tất cả mọi người.
Chia sẻ với nỗi trăn trở của lãnh đạo và người trồng tiêu Cam Lộ, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị Hồ Xuân Hiếu đã nêu quyết tâm trong một thời gian ngắn nhất, dây chuyền chế biến hạt tiêu theo công nghệ hiện đại của công ty sẽ ra đời, toàn bộ sản phẩm của người dân làm ra sẽ được tiêu thụ với giá cạnh tranh, vì đối tác Co-op mark đã chấp nhận bao tiêu sản phẩm tại 50 siêu thị trong cả nước.
Dù chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” nhưng những ấn tượng từ việc trồng hồ tiêu của nông dân tỉnh bạn để lại trong mọi người là rất lớn. Sau khi đi xem cách trồng, cách chăm sóc và được trực tiếp trao đổi với những người trồng tiêu, đồng chí Nguyễn Công Phán đã hội ý với các cán bộ phòng ban và những người trồng tiêu của địa phương mình để đưa ra yêu cầu mỗi người thu hoạch được gì từ sau chuyến đi ngắn ngủi nhưng rất bổ ích này.
“Người nông dân Chư Sê trồng được 6 đến 10 tấn hạt tiêu khô/ha, Cam Lộ chỉ yêu cầu trồng được 3 tấn/ha là quá tốt vì chúng ta không có những điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi như Tây Nguyên, nhưng nhất thiết phải thay đổi nhận thức về đầu tư thâm canh cây tiêu để duy trì loại cây đặc sản quí giá này của địa phương. Phải phục hồi lại các vườn tiêu gia đình ở vùng Cùa, Cam Thành vì đó là hướng chuyển đổi có hiệu quả nhất khi quỹ đất không còn nhiều và xung quanh những rừng cao su đã khép tán”, đồng chí Nguyễn Công Phán nói.
0 comments:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !