II- Vai trò của chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái đối với cây trồng
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là một dạng phân bón qua lá cao cấp nhất hiện nay dùng cho ngành nông nghiệp. Việc ứng dụng chế phẩm vườn sinh thái trong ngành trồng trọt hiên nay được coi là một giải pháp toàn diện và hiệu quả, giúp bà con tiết kiệm chi phí đầu vào từ 30-50%, tăng sức đề kháng cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, đồng thời tăng năng suất chất lượng cây trồng, làm cho đất tơi xốp, giảm thiểu tối đa hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng và thoái hóa đất. Một vấn đề nữa khi sử dụng chế phẩm vườn sinh thái cho cây trồng còn làm tăng cao hiệu quả sử dụng phân bón so với các biện pháp sử dụng phân bón hóa học qua rễ gấp nhiều lần(2-4 lần). Đó cũng là một trong những biện pháp hạn chế việc chúng ta sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV…từ đó giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây nên.
Sau đây tôi xin được đề cập đến các lợi ích khi bà con nông dân sử dụng các dạng phân bón lá(thay thế 1 phần phân bón hóa học). Đặc biệt là đối với chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái.
2.1 Phân bón qua lá là gì
Là các dạng phân bón tồn tại ở dạng bột hoặc dung dịch được sử dụng để phun qua bề mặt lá. Tức là các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu qua các hệ thống khác nhau trên bề mặt lá như: khí khổng, thủy khổng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón gấp nhiều lần so với phương pháp bón phân truyền thống qua rễ.
2.2 Cơ chế hấp thu các chất dinh dưỡng qua lá
Trên bề mặt lá cây thường được phủ bởi một lớp cutin và một lớp sáp, các lớp sáp và cutin này có tác dụng bảo vệ lá khỏi các tác nhân của ngoại cảnh và độ dày của các lớp bảo vệ này có ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, nó tùy thuộc vào đặc tính sinh học của từng loại cây trồng, thậm trí là từng giai đoạn phát triển của lá. Nhìn chung khi phun các chế phẩm phân bón lá thì sự hấp thu các chất dinh dưỡng thường xảy ra theo một trong những cách sau:
*Sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng qua lớp biểu bì của vách tế bào:
Ø Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào.
Ø Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp tế bào.
Ø Qua khí khổng ở giữa các tế bào bảo vệ.
*Sự xâm nhập các chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây: các không bào(apoplast) có vai trò chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được đưa vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây. Tất nhiên tốc độ và thời gian hấp thu các chất dinh dưỡng vào tế bào là khác nhau nó phụ thuộc vào kích thước phân tử, độ phân cực, dạng tồn tại của các chất dinh dưỡng là anion hay cation. Chẳng hạn những phân tử có kích thước nhỏ sẽ được hấp thụ nhanh hơn các phân tử lớn(Ure > Fe); Các cation được hấp thụ nhanh hơn anion(NH4+ > NO3-), hay những cation hóa trị một hấp thu nhanh hơn các cation hóa trị hai(H2PO4- > HPO42-)…ngoài ra quá trình này còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…
2.3 Tầm quan trọng của phân bón lá đối với cây trồng(lý do lựa chọn phân bón lá cao cấp: chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái).
*Giảm bớt gánh nặng hay áp lực hút dinh dưỡng qua bộ rễ, hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
*Cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng sinh trưởng, phát triển qua từng giai đoạn: khi bộ rễ không hoàn thành nhiệm vụ là hút nước và dinh dưỡng khoáng thì giải pháp bón phân qua lá là rất tối ưu. Có thể do bộ rễ bị tuyến trùng gây hại hoặc do các quá trình chăm sóc làm bộ rễ bị tổn thương làm suy giảm chức năng sinh lý do đó hạn chế việc hút và vận chuyển các chất dinh dưỡng khoáng.
*Nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phi đầu tư về phân 40-60%. Có 2 lý do cơ bản quyết định:
+ Thứ nhất: Hiệu suất khi bón phân qua lá cao hơn qua rễ: Vì trên thực tế khi sử dụng phân bón qua rễ bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố: điều kiện đất đai, khí hậu, ẩm độ, một phần dinh dưỡng bị cố định trong đất do vi sinh vật, hay do quá trình bay hơi, rửa trôi…do vậy hiệu suất bón phân qua rễ chỉ đạt khoảng 30-40% có những nơi còn thấp hơn thế. Ngoài ra vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ phân của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá là rất cao lên tới 85-95%.
+ Thứ hai: Thời gian hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng nhanh hơn so với phương pháp bón phân qua rễ. Vì khi bón qua rễ các chất dinh dưỡng khoáng cần phải được hòa tan bởi các acid hữu cơ tại vùng lông hút (do rễ hoặc các vi sinh vật cộng sinh tiết ra)sau đó còn phải trải qua một quãng đường dài qua các mạch dẫn đã hóa gỗ nằm ở thân, cành mới di chuyển tới các cơ quan hấp thu và dự trữ như lá, hoa, quả. Vì vậy trong quá trình vận chuyển đó một phần dinh dưỡng sẽ bị tiêu hao gây lãng phí hơn thế nữa do quãng đường vận chuyển dài hơn nên tốn thời gian hơn.
*Bón phân qua lá chủ động tiết kiệm nước tưới cho cây trồng, đặc biệt quan trọng đối với những vùng thiếu nước, thường xuyên hạn hán, nhiễm mặn, phèn…nâng cao sức chống chịu lạnh, hạn hán…Khi cây trồng hấp thu cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ nâng cao sức chống chịu hạn, lạnh tốt hơn nhiều so với những ruộng cây trồng kém chăm sóc bởi: cây trồng khỏe mạnh, bộ rễ phát triển sâu, rộng vì vậy bộ rễ cây trồng dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng khoáng và nước ở các tầng đất phía dưới ènâng cao tính chống hạn. Ngoài ra khi sử dụng phân bón qua lá có thể làm gia tăng sự hấp thu tập trung các muối khoáng vào bên trong tế bào, làm hạ điểm đông của tế bào, giúp cây trồng nâng cao sức chống chịu lạnh.
*Bón phân qua lá chủ động cung cấp các nguyên tố khoáng vi lượng thiết yếu như: Cu, Fe, Zn, Mn, Mo…mà các phương pháp bón phân truyền thống qua rễ có thể không cung cấp được.
Tóm lại để nâng cao hiệu quả kinh tế chúng ta cần tiết giảm các chi phí đầu tư, lựa chọn các dạng phân bón sinh học cao cấp(chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái), mục đích hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiệu quả toàn diện, nâng cao năng suất, mà vẫn đảm bảo về yếu tố chất lượng nông sản phẩm.
0 comments:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !